Cúm là gì?

Bệnh lao (TB) là bệnh gây ra bởi nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, bệnh lao có thể là gây ra bởi nhiễm khuẩn Mycobacterium bovis hoặc Mycobacterium africanum. Bệnh lao (TB) là bệnh gây ra bởi nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, bệnh lao có thể là gây ra bởi nhiễm khuẩn Mycobacterium bovis hoặc Mycobacterium africanum.

Bệnh lao được phân loại thành bệnh lao thể hoạt động (người nhiễm bệnh biểu hiện các triệu chứng và có khả năng lây nhiễm) hoặc bệnh lao thểtiềm ẩn (vi khuẩn không hoạt động và người nhiễm bệnh không có triệu chứng và không lây nhiễm). Bệnh lao thể tiềm ẩn có thể trở thành thể hoạt động nếu hệ miễn dịch của người nhiễm bệnh trở nên suy yếu (do tình trạng bệnh lý hoặc đang dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch), sau khi mắc bệnh nghiêm trọng, do lạm dụng ma túy hoặc rượu bia hay do tuổi tác ngày càng cao.

Cần để ý những gì

Khoảng 60% các ca bệnh lao ở Úc biểu hiện dưới dạng lao phổi. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ho mãn tính có thể kèm theo ho ra máu cũng như là sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân và mệt mỏi(cảm thấy không khỏe).

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở não, xương, thận hoặc hạch bạch huyết. Lao màng não (nhiễm trùng não) và lao nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) được coi là những biểu hiện nghiêm trọng nhất của bệnh lao.

Hầu hết những người bị nhiễm lao đều không có triệu chứng. 10% người bị nhiễm lao sẽ tiến triển thành bệnh lâm sàng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Bệnh lây truyền qua đường nào

Lao phổi có thể lây sang người khác thông qua các giọt bắn chứa mầm bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Những người nhiễm lao mà không có tổn thương phổi hoặc thanh quản thường không thể lây bệnh. Tuy nhiên, nước tiểu được coi là nguồn lây nhiễm trong trường hợp lao thận. Ở những quốc gia thường gặp khuẩn Mycobacterium bovis (không phổ biến ở Úc), khuẩn này cũng có thể lây truyền qua việc uống sữa chưa tiệt trùng.

Một người được coi là có khả năng lây nhiễm cho đến 14 ngày sau khi được điều trị tích cực VÀ cho đến khi họ có kết quả xét nghiệm âm tính với mẫu đờm. Sau khi nhiễm bệnh thể hoạt động, vi khuẩn sẽ chuyển sang thể ủ bệnh (không lây nhiễm) trong mô sẹo, tại đây khuẩn có thể tái hoạt về sau (thậm chí hàng chục năm sau). Sau khi tái hoạt, vi khuẩn sẽ có khả năng lây truyền trở lại.

Dịch tễ học

Úc có một trong những nơi có tỷ lệ mắc bệnh lao thấp nhất trên thế giới, chưa đến 7 người mắc trên 100.000 người. Người Thổ Dân và Dân Đảo Torres Strait cư trú ở Lãnh Thổ Bắc Úc và Viễn Bắc Queensland có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nhiều so với những người không phải người Bản Địa ở những khu vực đó cũng như là so với Người Thổ Dân và Dân Đảo Torres Strait sống ở các tiểu bang khác.

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm lao, gây ra 1,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan, Philippines và Nam Phi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất, chiếm gần một nửa số ca mắc lao trên thế giới.

Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, những người bị suy giảm miễn dịch (do bệnh lý hoặc do các liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch) và những người bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống thiếu thốn có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất.

Phòng ngừa

Chủng ngừa vắc-xin BCG có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao màng não và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia có bệnh lao phổ biến. Không khuyến cáo chủng ngừa định kỳ ở các nước phát triển như Úc, nơi có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Tại Úc, những nhóm người sau đây được khuyến cáo nên chủng ngừa:

  • trẻ em < 5 tuổi sống trong các cộng đồng Người Thổ Dân và Dân Đảo Torres Strait ở Queensland
  • trẻ sơ sinh Người Thổ Dân và Dân Đảo Torres Strait sống ở Queensland
  • trẻ em < 5 tuổi đi du lịch quốc tế đến các khu vực phổ biến bệnh lao.

Lý tưởng nhất là nên chích vắc-xin BCG cho những người di chuyển đến các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao từ 4-6 tuần trước khi đi.

Xét nghiệm lao qua da

Khuyến cáo làm xét nghiệm lao qua da (TST) hoặc xét nghiệm Mantoux trước khi tiêm vắc-xin BCG theo từng trường hợp để xác định xem một người đã có mức độ miễn dịch đối với bệnh lao hay chưa. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách chích một dẫn xuất protein tinh khiết tuberculin (PPD) vào trong da.

Ở những người trước đây đã chích BCG hoặc đã từng tiếp xúc với bệnh lao, có thể nhận biết được phản ứng quá mẫn sau 48-72 giờ.

Điều quan trọng cần lưu ý là kết quả xét nghiệm lao qua da TST có thể không đáng tin cậy trong thời gian 4-6 tuần sau khi bị nhiễm sởi hoặc chích vắc-xin chứa vi-rút sởi.

Chích vắc-xin

Vắc-xin BCG được chích vào trong da.. Chỉ những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo về kỹ thuật chích trong da mới được thực hiện chích vắc-xin BCG.

Vị trí chích được khuyến cáo là trên cánh tay trái, nơi cơ bả vai cuộn vào xương cánh tay. Chích ngừa ở vị trí này sẽ giảm thiểu nguy cơ sẹo lồi.

  • Ở trẻ em < 12 tháng tuổi, liều khuyến cáo là 0,05ml
  • Ở trẻ em > 12 tháng tuổi, liều khuyến cáo là 0,1ml

Các loại vắc-xin sống giảm độc lực khác có thể được chích cùng ngày với BCG hoặc cách nhau 4 tuần. Không có khuyến cáo về khoảng cách chích giữa vắc-xin BCG và các vắc-xin sống giảm độc lực qua đường uống.

Chống chỉ định và các biện pháp phòng ngừa

BCG là vắc-xin sống giảm độc lực và do đó chống chỉ định cho những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người đang mang thai.

Nếu hiện tại có biểu hiện bị chàm (viêm da cơ địa), viêm da hoặc vảy nếntại vị trí chích thì nên hoãn chích vắc-xin cho đến khi da có thể được điều trị và hết các triệu chứng.

Tác dụng phụ sau khi chích vắc-xin

BCG, giống như tất cả các loại vắc-xin, có một loạt các tác dụng phụ phổ biến được dự kiến sẽ bị cũng như là một loạt các tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra trong những tuần sau khi chích vắc-xin.

Các tác dụng phụ phổ biến và có thể xảy ra bao gồm:

  1. nốt sẩn nhỏ màu đỏ sẽ xuất hiện tại chỗ chích trong vài tuần sau khi chích vắc-xin
  2. vết loét (vết thương hở) có thể hình thành sau 2-3 tuần (thường có đường kính dưới 1 cm) và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
  3. phần lớn trẻ sơ sinh sẽ hình thành một vết sẹo phẳng tại chỗ sau khi vết thương lành lại.

1. Sẩn

2. Loét

3. Sẹo

Các tác dụng phụ hiếm gặp hoặc nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  1. nổi hạch nách (sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay trái)
  2. vết loét dai dẳng kéo dài hơn vài tháng
  3. một áp xe lớn ( mủ tich tụ) tại chỗ chích
  4. sẹo lồi tại chỗ chích.

Lưu ý: Nếu quý vị nghi ngờ bị tác dụng phụ hiếm gặp hoặc nghiêm trọng, hãy xin tư vấn y tế từ bác sĩ gia đình hoặc phòng chủng ngừa BCG. Để được tư vấn từ chuyên gia chủng ngừa hoặc để báo cáo sự cố có hại sau khi chủng ngừa (AEFI), vui lòng liên hệ với SAEFVIC..

Chăm sóc sau chủng ngừa

Sau khi chích vắc-xin, vị trí chích phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Có thể tiếp tục các hoạt động thông thường như tắm và bơi lội miễn sao đảm bảo lau khô chỗ chích sau đó.

Nếu vết loét rỉ dịch thì có thể phủ một miếng gạc khô và lau sạch bằng tăm bông tẩm cồn. Không nên bôi thuốc mỡ, kem hoặc thuốc sát trùng trực tiếp lên chỗ chích.

Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo Điều gì sẽ xảy ra sau khi chích vắc-xin BCG – Tài liệu phát tay của RCH dành cho cha mẹ.

Các tác giả: Nigel Crawford (Giám Đốc SAEFVIC, Viện Nghiên Cứu Trẻ Em Murdoch) và Rachael McGuire (Y Tá Nghiên Cứu SAEFVIC, Viện Nghiên Cứu Trẻ Em Murdoch)

Được xem xét bởi: Rachael McGuire (Điều Phối Viên Y Tá Giáo Dục MVEC)

Ngày: Tháng Ba 13, 2024

Tài liệu trong phần này được cập nhật khi có thông tin mới và có vắc-xin. Nhân viên của Trung Tâm Giáo Dục Vắc-xin Melbourne (MVEC) thường xuyên xem xét độ chính xác của các tài liệu.

Quý vị không nên coi thông tin trong trang web này là tư vấn y tế chuyên nghiệp, cụ thể cho sức khỏe cá nhân của quý vị hay của gia đình quý vị. Đối với các lo ngại về y tế, bao gồm các quyết định về chủng ngừa, thuốc men và các phương pháp điều trị khác, quý vị luôn phải tham khảo ý kiến của chuyên viên chăm sóc sức khỏe.