Cúm là gì?

Vi-rút cúm là loại vi-rút orthomyxo RNA chuỗi đơn, có thể gây nhiễm trùng vi-rút đường hô hấp cấp tính. Bệnh nhiễm trùng thường được phân loại theo loại vi-rút cúm gây ra nhiễm trùng, thường là A, B hoặc C. Cúm loại A và B thường gây bệnh nặng hơn. Cúm A có thể được phân loại thêm nữa dựa trên điểm khác biệt về các kháng nguyên trên bề mặt.

Cần để ý những gì

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh cúm là 1-4 ngày với các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, nhức đầu, đau nhức cơ, lờ đờ (mệt mỏi), sổ mũi (chảy nước mũi), đau họng và ho. Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn/mắc ói, ói mửa và tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Trẻ em bị cúm thường sẽ có các triệu chứng của

Hầu hết các trường hợp bị cúm sẽ khỏi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, các biến chứng bao gồm viêm tai giữa (nhiễm trùng tai), viêm phổi do vi khuẩn thứ phát (nhiễm trùng phổi) và viêm não có thể kéo dài thời gian bị bệnh và hậu quả của bệnh.

Cúm lây lan thế nào

Cúm rất dễ lây lan. Cách thức lây lan là qua các giọt li ti bắn ra từ đường hô hấp, khí dung (bụi khí) hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp người bị nhiễm bệnh.

Dịch tễ học

Cúm có thể xảy ra lẻ tẻ, như là đợt dịch hoặc đại dịch. Trong khi các đợt bùng phát thường xảy ra hơn vào những tháng mùa đông ở vùng khí hậu ôn đới, thì ở vùng nhiệt đới không nhất thiết sẽ xảy ra ở những tháng nhất định trong năm.

Cơ sở chăm sóc người cao niên, cơ sở chăm sóc sức khỏe và nhà trẻ em đã được công nhận là những nơi có nguy cơ rất dễ bùng phát dịch cúm.

Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, Người Thổ Dân và Người Dân Đảo Eo Biển Torres có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao nhất nước Úc.

Phòng ngừa

Hiện nay người dân có thể đi chủng ngừa ngừa cúm và bất kỳ ai ≥ 6 tháng tuổi muốn được bảo vệ khỏi bị cúm và các biến chứng cúm đều nên chủng ngừa cúm. Do các loại vi-rút cúm lây lan thay đổi hàng năm nên mọi người nên đi chủng ngừa cúm hàng năm để được bảo vệ hiệu quả nhất chống lại cúm. 

Vào năm 2024, Chương trình Chủng ngừa Toàn quốc (NIP) cung cấp vắc-xin cúm miễn phí cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm: 

Các loại vắc-xin cúm hiện có ở Úc đều là loại bất hoạt, nghĩa là chúng không thể tái tạo và gây bệnh cúm. Các loại vắc-xin hiện tại có thể là loại gốc tế bào hoặc gốc trứng tùy thuộc cách thức bào chế. hội đồng địa phương,bác sĩ gia đình và hiệu thuốc..

Nền tảng vắc-xin

Các loại vắc-xin cúm hiện có ở Úc đều ở dạng bất hoạt, có nghĩa là vắc-xin này sẽ không có khả năng tái tạo và gây ra bệnh cúm. Các vắc-xin này có thể có nguồn gốc tế bào hoặc trứng, tùy theo cách sản xuất. 

Vắc-xin cúm xưa nay được bào chế bằng cách nuôi cấy vi-rút cúm trong trứng gà. Vắc-xin cúm gốc tế bào được bào chế bằng cách nuôi vi-rút cúm trong các dòng tế bào động vật (thận chó). ATAGI không đề nghị ưu tiên chủng ngừa vắc-xin cúm loại gốc tế bào hơn so với vắc-xin loại gốc trứng xưa nay (người bị dị ứng/sốc phản vệ với trứng có thể yên tâm tiêm vắc-xin cúm gốc trứng - hãy đọc các câu hỏi thường gặp dưới đây).

Table 1: TBảng 1: Các loại vi-rút cúm có trong vắc-xin cúm mùa năm 2024 

Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, World Health Organization) và Ủy ban Vắc-xin cúm Úc (AIVC, Australian Influenza Vaccine Committee) nhận ra rằng chủng B Yamagata đã không lây lan trong vài năm và không còn có cơ sở để bao gồm loại cúm này vào vắc-xin hàng năm, loại cúm này đã được bao gồm trong vắc-xin cúm năm 2024. Đây không phải là mối lo ngại về an toàn và WHO và AIVC ủng hộ việc bao gồm cả loại cúm này (xem các tài liệu dưới đây). WHO and the AIVC support its inclusion (refer to resources below). 

Vắc-xin bổ trợ và liều cao

Bởi vì hiệu quả của hệ thống miễn dịch ở người cao niên quá trình gọi là miễn dịch giảm dần, sức miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin cúm thông thường có thể ở không đạt hiệu quả ở mức tối ưu. Ngoài ra, người ≥ 65 tuổi có tỷ lệ bị cúm cao nhất và các biến chứng liên quan, kể cả viêm phổi và tử vong. Do đó, để tăng cường phản ứng miễn dịch, vắc-xin cúm bổ trợ (Fluad Quad) hoặc liều cao (Fluzone High-dose Quad) là loại vắc-xin ưu tiên dành cho người cao niên.

Bảng 2: Các khuyến nghị thương hiệu vắc-xin cúm năm 2024 theo độ tuổi

WordPress Tables Plugin

* Nên tiêm 2 liều vắc-xin cách nhau ít nhất 4 tuần cho trẻ em < 9 tuổi trong năm đầu tiên tiêm vắc-xin cúm, nên tiêm một liều duy nhất trong những năm tiếp theo.
ΩΩ Tài trợ NIP chỉ dành cho Thổ dân, người mang thai và người có một số yếu tố rủi ro y tế nhất định
#Vắc-xin cúm bốn thành phần có tá dược hoặc liều cao ưu tiên khuyến nghị cho người lớn ≥ 65 tuổi.
ββ Fluarix-tetra/FluQuadri/Afluria Quad/Vaxigrip tetra/Influvac tetra/Flucelvax Quad đã được đăng ký sử dụng cho người ≥ 65 tuổi; tuy nhiên vắc-xin bổ trợ hoặc liều cao là những loại vắc-xin được ưu tiên cho nhóm tuổi này.
^2 liều vắc-xin được khuyến nghị trong năm đầu tiên sau ghép tạng thể rắn (SOT) hoặc ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) ức chế miễn dịch.bất kể quá trình chủng ngừa cúm bởi vì ức chế miễn dịch. Tình huống ngoại lệ đối với trường hợp này là ở người được tiêm vắc-xin cúm bổ trợ hoặc vắc-xin cúm liều cao, vì chỉ nên tiêm 1 liều vắc-xin.
ô vuông tô đậm biểu thị loại vắc-xin đã được tài trợ theo NIP cho cá nhân hội đủ điều kiện.
ô vuông tô màu không đăng ký để sử dụng ở nhóm tuổi này.
ô vuông tô đậm biểu thị vắc-xin bổ trợ hoặc liều cao.

Tác dụng phụ dự kiến

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa bao gồm đau, đỏ và sưng tấy ở vết tiêm cũng như sốt, khó chịu và đau cơ. Các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ đầu tiên sau khi chủng ngừa.

Vắc-xin cúm gốc tế bào có tác dụng phụ tương tự như vắc-xin cúm gốc trứng xưa nay. Tác dụng phụ có thể thường xảy ra hơn một chút sau khi chủng ngừa bằng công thức bốn thành phần có tá dược so với công thức vắc-xin cúm loại thông thường.

Các câu hỏi thường gặp

Khi nào là thời điểm lý tưởng để chủng ngừa cúm?

Tất cả những người ≥ 6 tháng tuổi nên chủng ngừa hàng năm trước khi mùa cúm bắt đầu. Thời kỳ cúm lây lan cao điểm ở Úc thường là từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, các trường hợp trái mùa có thể xảy ra và vẫn xảy ra. Sức bảo vệ tối ưu chống lại bệnh cúm diễn ra trong vòng 3-4 tháng đầu tiên sau khi chủng ngừa. Không bao giờ là quá muộn trong mùa cúm để chủng ngừa.

Phụ nữ mang thai có thể yên tâm tiêm vắc-xin cúm trong bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Trong trường hợp thai kỳ trải qua các mùa, một số phụ nữ mang thai có thể nên tiêm 2 loại vắc-xin cúm, mỗi năm một loại.

Người khỏe mạnh có cần chủng ngừa cúm hay không?

Cúm có thể là bệnh rất trầm trọng dẫn đến nhập viện và tử vong. Ngay cả trong những ca bệnh và các biến chứng không trầm trọng, cúm có thể khiến cá nhân bị trở ngại rất nhiều, kể cả chi phí đi bác sĩ khám bệnh và thuốc men, cũng như thời gian nghỉ làm để dưỡng bệnh hoặc để chăm sóc con cái bị bệnh.

Trong một số trường hợp cá nhân có thể không bị bệnh nặng nhưng bệnh có thể lây lan sang người khác. Điều này có thể rất nghiêm trọng khi bệnh lây lan sang người còn quá nhỏ để chủng ngừa hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng cúm.

Nếu cá nhân đã được xác nhận bị cúm trong năm nay, họ có nên tiêm vắc-xin cúm hay không và khi nào nên tiêm vắc-xin này?

Người đã từng cúm đã được xác nhận vẫn nên chủng ngừa cúm vì vắc-xin có tác dụng bảo vệ chống lại nhiều loại cúm. Ngay khi bệnh nhân khỏi bệnh, họ có thể tiêm vắc-xin cúm.

Có thể tiêm vắc-xin cúm cùng lúc với các loại vắc-xin khác hay không?

Có, vắc-xin cúm có thể tiêm cùng lúc với bất kỳ loại vắc-xin nào khác trong cùng một ngày, nhưng không bao gồm các loại vắc-xin sống giảm độc lực (ví dụ như sởi và thủy đậu) và vắc-xin ho gà trong thai kỳ. thai kỳ.

Nếu bệnh nhân đã tiêm vắc-xin cúm 2023 vào cuối mùa đầu năm 2024, họ có còn cần tiêm vắc-xin cúm 2024 hay không?

Có. Vẫn nên tiêm vắc-xin cúm năm 2024 để bảo vệ chống lại các loại cúm lây lan trong năm nay. Nên cách quãng một khoảng thời gian tối thiểu 4 tuần.

Ở trẻ em < 9 tuổi, tiêm vắc-xin cúm lần đầu tiên vào năm ngoái nhưng chỉ tiêm 1 liều vắc-xin, năm nay phải tiêm bao nhiêu liều?

Trong trường hợp này,, chỉ cần 1 liều vắc-xin. Nên tiêm 2 liều vắc-xin cúm cho trẻ < 9 tuổi trong năm đầu tiên tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nếu vô tình bỏ lỡ liều vắc-xin thứ 2 thì không cần phải tiêm bù mà chỉ cần tiêm 1 liều vắc-xin trong những năm tiếp theo.

Vắc-xin cúm có an toàn cho người bị dị ứng hay không?

Dựa trên kết quả các nghiên cứu về tương lai và trong quá khứ về chủng ngừa cúm ở những người bị và không bị dị ứng với trứng (kể cả sốc phản vệ với trứng), bị dị ứng với trứng không làm tăng nguy cơ bị phản ứng dị ứng với vắc-xin cúm. Vắc-xin cúm loại bào chế từ trứng có thể được tiêm tại phòng chủng ngừa cộng đồng (có thể có hoặc không có chuyên gia y tế giám sát trực tiếp), phòng mạch bác sĩ gia đình hoặc phòng chủng ngừa như là một liều vắc-xin duy nhất, sau đó nên theo dõi trong 15 phút. Không cần thiết phải ưu tiên tiêm vắc-xin cúm loại gốc tế bào ở nhóm bệnh nhân này.

Tất cả các loại vắc-xin cúm có sẵn theo NIP vào năm 2024 đều không có latex, có nghĩa là người bị dị ứng với latex có thể yên tâm chủng ngừa cúm.

Các tác giả: Phó Giáo sư Nigel Crawford (Giám đốc SAEFVIC, Viện Nghiên cứu về Trẻ em Murdoch (Murdoch Children’s Research Institute)), Rachael McGuire (Y tá nghiên cứu SAEFVIC, Murdoch Children’s Research Institute)), Georgina Lewis (Giám đốc lâm sàng SAEFVIC, Murdoch Children’s Research Institute) và Mel Addison (Y tá nghiên cứu SAEFVIC, Murdoch Children’s Research Institute).

Người duyệt lại: Rachael McGuire (Điều phối viên Y tá Giáo dục MVEC).

Ngày: tháng 3 năm 2024

Tài liệu trong phần này sẽ được cập nhật khi có thông tin mới. Nhân viên của Trung tâm Giáo dục Vắc-xin Melbourne (MVEC, Melbourne Vaccine Education Centre) thường xuyên xem xét độ chính xác của tài liệu.

Quý vị không nên coi thông tin tại trang mạng này là lời khuyên y tế chuyên nghiệp, cụ thể cho sức khỏe của riêng mình hoặc sức khỏe riêng của gia đình quý vị. Đối với những mối lo ngại về y tế, bao gồm các quyết định về chủng ngừa, thuốc men và các phương pháp điều trị khác, quý vị phải luôn hỏi ý kiến chuyên gia y tế.